Chậu cảnh làm bằng xi măng

0 Đánh giá / Thêm đánh giá
Ngày nay chậu cảnh có rất nhiều chủng loại, tuy nhiên phổ biến và giá thành hợp lý nhất là chậu làm bằng chất liệu xi măng. Phong cách chậu đa dạng kiểu dáng, vừa đẹp vừa bền, lại chi phí thấp nên rất được nhiều người tin dùng.

100.000 Đ

120.000 Đ

Số lượng: 

CÁCH LÀM CHẬU XI MĂNG

Chỉ một chút khéo tay cùng một số vật liệu đơn giản là bạn đã có thể tự làm cho mình những chiếc chậu cảnh xi măng xinh xắn. Cùng thử nhé!

Bạn cần chuẩn bị các dụng cụ và vật liệu như sau:

Đất sét

Tôn (nên dùng loại tôn lợp nhà)

Kéo cắt tôn, thước, dao, giũa, giấy, bút

Các cách tiến hành như sau:

Bước 1: Tạo phôi và phác thảo 

Bạn tạo ra một phôi mẫu chậu bằng đất sét với hình dáng và kích thước theo trí tưởng tượng và cách sáng tạo của mình. Từ mẫu phôi này chúng ta sẽ tạo ra khuôn chậu và từ khuôn chậu sẽ tạo ra chiếc chậu với hình dạng như phôi đã làm ban đầu.

Để tạo ra phôi mẫu thì chúng ta sẽ phác thảo hình dạng của nó. Bạn có thể tham khảo các hình dạng chậu trên Google hình ảnh rồi vẽ ra giấy và chỉnh sửa theo ý muốn của mình, sau đó dùng thước đo và vẽ hình dạng cho tấm nạo trên giấy và cắt tỉa đường rìa cho nó.

Bước 2: Tạo tấm nạo bằng tôn


Bạn vẽ lại đường rìa của tấm nạo đã vẽ lên tấm tôn cho thật chính xác, sau đó dùng kéo cắt theo đường vẽ đó. Sau đó lấy giũa chỉnh sửa lại cho đẹp và gọn gàng. Chúng ta sẽ tạo nên 2 tấm nạo, một tấm dùng mặt ngoài để làm phôi chậu, một tấm dùng mặt trong để làm chậu.

Bước 3: 

Dùng bút dạ để vẽ kích thước bao ngoài của chậu mẫu lên một bề mặt phẳng.


Bước 4: Tiến hành đắp phôi đất

Chúng ta sẽ nhào đất sét với độ dẻo thích hợp rồi đắp lên theo hình bao đã vẽ trên mặt phẳng. Trong khi đắp thì dùng tấm nạo để căn kích thước cho mô đất. Tiếp đó để tạo đường nét cho phôi mẫu thì bạn lất nạo để cạo bề mặt của mô đất, chỉ cần nạo đều tay là được, căn cứ vào vết vẽ trên mặt phẳng mà làm chuẩn, nạo cho tới khi lộ nét vẽ ra là được. Để nạo nhanh và dễ dàng hơn thì bạn có thể dùng bình phun nước trong khi nạo, như vậy cũng sẽ tạo ra những vết nạo mịn hơn.






Để tạo những đường nét như ý muốn trên thân chậu, bạn nên dùng dao nhỏ để khắc. Khi chạm khắc thì bạn cũng cần lưu ý đến việc những đường nét đó sẽ đảm bảo cho việc tháo khuôn để làm chậu.

Bước 5: Bôi lớp chống dính


Khi phôi còn mềm, chúng ta sẽ bôi lớp chống dính và làm khuôn cho chậu. Không nên để đến khi phôi khô rồi mới làm khuôn vì sẽ gây nứt phôi và khó tạo khuôn.

Sử dụng mỡ chống dính để bôi lên phôi, bạn có thể dùng loại mỡ cơ khí mà chúng ta vẫn thường dùng để bôi cho xích xe đạp

Bước 6: Tạo khuôn chậu xi măng

Dùng xi măng nguyên chất đắp lên bề mặt khuôn bên ngoài. Bạn nhào vữa xi măng rồi đắp lên mặt ngoài của phôi chậu bằng tay. Khi đắp nên đeo găng tay cao su để không bị xi măng “ăn tay”.Tiếp theo vữa xi măng cát đắp lên trên lớp xi măng nguyên chất để tạo thành khuôn.


Để đảm bảo độ dày đồng đều cho khuôn thì bạn nên dùng bút để vẽ một đường bao của phôi mẫu để lấy chuẩn, sau đó tiến hành tương tự như bước làm phôi mẫu và dùng tấm nạo nạo vữa xi măng cho đều, đến khi nhìn thấy đường bao trên mặt bàn là được.

Tiến hành cắt khuôn thành cách mảnh. Tùy vào hình dạng của chậu và các chi tiết hoa văn đã tạo mà bạn có thể quyết định nên cắt khuôn thành mấy mảnh. Tuy nhiên nên nhớ là càng ít mảnh càng tốt.



 
Tiếp theo chúng ta sẽ dùng dao để cắt khuôn. Cắt xong chúng ta sẽ đánh dấu số thứ tự của các miếng khuôn để khi lắp vào sẽ dễ dàng hơn. Sau khi lắp khuôn thì đợi xi khô (khoảng 2 ngày sau) thì chúng ta có thể tháo khuôn ra
Để xem thêm về nhiều sản phẩm chậu xi măng quý khách gọi số 0904.813.896 - Nghệ thuật bê tông 36 sẽ đáp ứng đầy đủ mẫu mã kiểu dáng hiện có mặt trên thị trường.
Copyright www.webdesigner-profi.de

NGHÊ THUẬT BÊ TÔNG 36

Uy Tín Tạo Niềm Tin!

Hotline: 0766.719.866 - 0788.644.986

Địa Chỉ: Số 229 Thạch Phương, Quảng Khê - Quảng Xương - Thanh Hóa

Lịch Làm Việc

Thời gian làm việc của Xưởng

Từ 7h - 22h30 (Tất cả các ngày trong tuần)

Kết quả hình ảnh cho zalo png Chát ZaLo